Rivi Việt Nam

 So sánh nấm đông trùng hạ thảo tươi và khô? Cách phân biệt nấm đông trùng hạ thảo thật giả

 So sánh nấm đông trùng hạ thảo tươi và khô? Cách phân biệt nấm đông trùng hạ thảo thật giả?

Đông trùng hạ thảo đang là một trong những loại thảo dược và thực phẩm chức năng được săn đón nhất hiện nay vì giá trị dinh dưỡng cao với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, giá trị kinh tế của chúng cũng tăng lên đáng kể cùng với độ hiếm và quý vì dạng đông trùng tươi rất khó bảo quản. Đặc biệt là đông trùng tự nhiên và giá thành lại quá cao. 

Người ta, sấy khô đông trùng hạ thảo để tăng thời gian sử dụng cũng giúp bảo quản giá trị dinh dưỡng của chúng tốt hơn, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo giá trị kinh tế phục vụ người tiêu dùng. Tuy nhiên, cách nhận biết đông trùng hạ thảo tươi và khô; cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả thì không phải ai cũng có đủ kiến thức để nhận ra. Bài viết này sẽ giúp bạn có “góc nhìn của 1 chuyên gia về đông trùng hạ thảo”. 

 So sánh nấm đông trùng hạ thảo tươi và khô? Cách phân biệt nấm đông trùng hạ thảo thật giả?

Cách phân biệt đông trùng

So sánh đông trùng hạ thảo tươi và khô 

Về hình dáng bên ngoài 

Trùng tươi có sợi nấm mọng nước. Mềm và có thể bóp nát nhẹ nhàng và đơn giản, có màu vàng tươi. 

Trùng khô sẽ cứng hơn, dễ dàng bẻ gãy. Có thể bị gãy đôi nếu va chạm mạnh, có màu vàng nhạt. 

 So sánh nấm đông trùng hạ thảo tươi và khô? Cách phân biệt nấm đông trùng hạ thảo thật giả?

Đông trùng hạ thảo khô

Về hàm lượng dưỡng chất 

Trùng tươi giữ nguyên 100% hàm lượng dưỡng chất

Trùng khô đạt khoảng 96 – 98% dưỡng chất do bị tiêu hao trong quá trình nhiệt phân

Về thời gian sử dụng 

Trùng tươi chỉ dùng được trong 2 tuần (bảo quản ngăn mát tủ lạnh) 

Trùng khô có thể đạt hạn sử dụng tới 3 năm 

Về hương vị 

Trùng tươi có mùi thơm ngọt, dễ chịu hơn. Nếu dùng ngâm rượu chỉ nên chọn trùng tươi. 

 So sánh nấm đông trùng hạ thảo tươi và khô? Cách phân biệt nấm đông trùng hạ thảo thật giả?

Đông trùng hạ thảo tươi thường dùng ngâm rượu

Về số lượng sợi nấm 

Khoảng 100g đông trùng tươi khi đem sấy khô chỉ cho ra 30g đông trùng khô. Trong khi đó, sợi nấm của trùng khô tuy được nhiều hơn so với đông trùng tươi trong số kg bằng nhau.

Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả

Theo chia sẻ tư các chuyên gia tư vấn, hiện tại trên thị trường Việt Nam có bán 3 loại đông trùng hạ thảo phổ biến nhất đến từ Tây Tạng, Hàn Quốc và Việt Nam. Một số cách phân biệt các loại đông trùng này như sau: 

Dấu hiệu nhận biết đông trùng hạ thảo thật: 

Hình dạng: đông trùng hạ thảo có thân như con tằm, đầu có phần thảo trông như mọc sừng.

Màu sắc: Chúng có màu vàng hoặc vàng sẫm và giữa các con đông trùng màu sẽ không giống y hệt nhau mà có sự đậm nhạt khác nhau. 

Trọng lượng: Trùng thật khi cầm trên tay lắc nhẹ sẽ có cảm giác nặng nhẹ khác nhau, khi bấm đầu ngón tay vào thân của con đông trùng hạ thảo thì sẽ có vết hằn trên đầu ngón tay.

Mùi hương: Đông trùng hạ thảo thật có mùi hơi tanh, khi cháy sẽ có mùi thơm đặc trưng, ngậy, thơm mùi dược liệu gần giống như nấm hương. 

Vị: Vị trùng thật rất đậm, càng nhai càng thơm, vị thơm giống như vị thịt gà, lưu lại vị ngọt thanh sau khi nhai. 

Dấu hiệu nhận biết đông trùng hạ thảo giả 

Khi cho vào miệng nhai, có cảm giác cứng, sau khi nhai có nước bọt tiết ra ta sẽ thấy giống bột đất sét, đến khi nhai thành bã nó hoàn toàn không có mùi thơm của thịt gà mà có mùi đất rất nồng. Vị ngọt khi nhai lâu thì dính răng. Đông trùng hạ thảo giả khi để vào lòng bàn tay có cảm giác nặng, mắt, vân và chân không tự nhiên, màu sắc thâm hoặc rất xấu. Khi ngửi mùi giống như mùi tanh của cá, mùi nước hoa giả hoặc mùi nguyên liệu hóa học. 

Loại 1: Đông trùng hạ thảo Tây Tạng 

Trùng Tây Tạng

Kinh nghiệm phân biệt đông trùng hạ thảo của những người dân Tây Tạng: Họ đốt cháy đông trùng hạ thảo dưới lửa nếu đông trùng cháy nhanh thì là hàng thật do đã bị phơi khô nên dễ cháy hơn. Đông trùng hạ thảo thật khi đốt lên rất thơm, hương thơm có thể tỏa ra phòng 100m, đây là hương thơm từ phần ruột, dinh dưỡng cao nhất. Ngược lại nếu đông trùng không có mùi thơm, đốt dưới lửa không cháy nhanh, cháy mạnh thì chắc chắn sẽ là đông trùng hạ thảo giả, phần ruột không rỗng và không có dinh dưỡng. 

Chiều dài cơ thể từ 3 – 5cm như một con tằm. Có màu vàng hoặc màu vàng sẫm với khoảng 20-30 vằn khía. Vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Trùng Tây Tạng bụng 8 đôi bàn chân ở giữa bốn cặp của ký sinh trùng là rất rõ ràng. Phần cỏ phía trên hơi sưng lên, chiều dài lên đến 4 – 7cm, đường kính khoảng 0,3cm. Phần đầu cỏ có màu nâu sẫm hoặc nâu, phần lớn các phần cỏ thanh mảnh. Màu hơi vàng và đen. Đặc biệt, khi cắt ngang, mặt cắt của trùng thảo Tây Tạng là màu trắng không xơ. Ở giữa cốt lõi chữ “V” màu đen có giá trị dinh dưỡng rất lớn. 

Loại 2: Đông trùng hạ thảo Hàn Quốc 

Trùng Hàn Quốc

Sống ký sinh trên chủng giống nấm Cordyceps militaris, giống đông trùng hạ thảo Hàn Quốc là loại nhân tạo được nuôi cấy theo quy trình công nghệ hiện đại nhất hiện nay, cũng là loại trùng thảo nhân tạo có dược tính gần giống nhất với trùng thảo Tây Tạng. 

Chúng có màu sắc rõ ràng. Đậm hơn, nhìn sạch do được trải qua quy trình sấy thắng hoa và chiếu xạ. Giúp sản phẩm kéo dài được thời gian bảo quản, hạn chế nấm mốc. 

Loại 3: Đồng trùng hạ thảo trồng tại Việt Nam

Trùng Việt Nam

Viện Bảo vệ thực vật Việt Nam đã công bố nghiên cứu và nuôi trồng thành công nấm đông trùng hạ thảo bằng hai phương pháp ở môi trường nhân tạo nhân sinh khối lượng và nuôi trực tiếp trên ký chủ là con nhộng tằm (rất sẵn có tại nước ta). Đông trùng hạ thảo Việt Nam được nuôi trồng bắt đầu từ những năm 2014 và được phân phối ra thị trường cho đến nay. 

Theo thạc sĩ Lê Quốc Thịnh, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Trung Ương 71 cho biết “Hàng giả được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, hàng giả thường được chế bằng thân củ của địa tàm và thảo thạch, có cạnh gờ hơi cong và số đốt là 3-15, bên ngoài có màu vàng nhạt, dài khoảng 2-3 cm, giòn hơn so với thông thường, khi cắt ra có màu trắng”.

Exit mobile version