Rivi Việt Nam

Tẩy tế bào chết xong có nên đắp mặt nạ ?

Tẩy tế bào chết xong có nên đắp mặt nạ ?

Tẩy tế bào chết xong có nên đắp mặt nạ-sai làm của nhiều chị em

Da mặt là một trong những vùng da nhạy cảm, mỏng manh và dễ bị tổn thương nhất khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Điều này làm gia tăng lớp sừng trên da khiến da mặt sạm đi nhiều và có hiện tượng khô nẻ, bong tróc thấy rõ nếu bạn không tẩy tế bào chết và dưỡng da thường xuyên. Để da luôn khỏe mạnh và tươi tắn thì tẩy tế bào chết trên da là điều không thể thiếu trong quá trình skincare của mỗi cô nàng. Tuy nhiên, tẩy thế nào là đúng cách, sau khi tẩy tế bào chết thì phải làm gì, tẩy tế bào chết xong có nên đắp mặt nạ không thì lại là băn khoăn của nhiều bạn gái. Mình chắc chắn là có rất nhiều bạn gái ở đây đang mắc phải sai lầm trong quá trình này. Cùng mình tìm hiểu những điều thú vị đằng sau bước chăm sóc da quan trọng này nhé.

CÔNG DỤNG CỦA VIỆC TẨY TẾ BÀO CHẾT CHO DA MẶT

Công dụng của việc tẩy tế bào chết cho da mặt.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia da liễu thì làn da của mỗi người sẽ sản xuất khoảng 5 tỷ tế bào mỗi ngày, những tế bào da cũ sẽ bị loại bỏ bằng cách bong tróc rồi rơi ra, người ta gọi đó là tế bào chết. Tuy nhiên, trên thực tế với nhiều nguyên nhân khác nhau những tế bào chết đó không bị rơi rụng mà gắn trên da với vi khuẩn và bụi bẩn, những tế bào chết này làm da bạn bị sạm đen, xuất hiện nhiều nếp nhăn và đôi khi khiến bạn nổi mụn.
Chính vì nguyên nhân đó mà chúng ta phải tẩy tế bào chết để loại bỏ lớp sừng dày này để giúp da thông thoáng, làm sạch lỗ chân lông để hấp thụ tốt các dưỡng chất trong quá trình chăm sóc da. Tẩy tế bào chết thường xuyên giúp lưu thống khí huyết, thúc đầy tuần hoàn máu vì kết hợp với massage da mặt. Ngoài ra, lớp tế bào chết được loại bỏ cũng giúp cho da mịn màng, săn chắc, tăng khả năng tái tạo tế bào mới và khả năng đàn hồi cho da. Nếu da khỏe mạnh thì lớp makeup của bạn cũng sẽ trở nên thật tuyệt vời đúng không nào.

TẨY TẾ BÀO CHẾT XONG CÓ NÊN ĐẮP MẶT NẠ?

Tẩy tế bào chết xong có nên đắp mặt nạ ?

Mình chắc chắn rằng đây là thắc mắc của rất nhiều bạn gái. Mọi người thường băn khoăn có nên đắp mặt nạ sau khi tẩy tế bào chết không vì lo ngại lúc này da mỏng và dễ bị tổn thương đúng không nào. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng đâu nhé. Đúng là sau khi tẩy tế bào chết da mặt xong thì lúc này da rất yếu và mỏng tuy nhiên khi da được làm sạch tận gốc thì mới hấp thụ được dưỡng chất tốt nhất chứ nhỉ. Hơn thế nữa, khi da mỏng thì chúng ta mới cần chăm sóc nhiều và cung cấp dưỡng chất cho da để phục hồi và tái tạo nhanh chóng hơn. Có rất nhiều bạn gái chia sẻ với mình rằng rất sợ da tổn thương và không hấp thụ kịp dưỡng chất mà trở nên nhờn dính hơn sau khi tẩy tế bào chết và đắp mặt nạ. Thật ra mình nghĩ nguyên nhân chính là bạn chọn loại mặt nạ chưa phù hợp và cách đắp mặt nạ cũng như dưỡng da của bạn chưa đúng thôi. Nên các nàng hoàn toàn đừng nên lo lắng về điều đó. Hãy thay đổi thói quen ngay từ bây giờ nhé.
Vậy nên mình xin khẳng định một lần nữa là tẩy tế bào chết da mặt chỉ là một bước trong quá trình chăm sóc da và dưỡng da thôi nhé. Và tẩy tế bào chết da xong các bạn nên đắp mặt nạ và dưỡng da đúng cách để làm tăng hiệu quả của quy trình dưỡng da, chứ không ai lại dùng mỗi tẩy tế bào chết đúng không?
NÊN LÀM GÌ SAU KHI TẨY TẾ BÀO CHẾT CHO DA MẶT?

Nên làm gì sau khi tẩy tế bào chết cho da mặt.

Trước khi tìm hiểu về cách đắp mặt nạ thật chuẩn để đem lại hiệu quả tối ưu, bạn phải học cách tẩy tế bào chết cho da mặt thật chuẩn đã nhé.
Đầu tiên bạn phải lựa chọn được sản phẩm tẩy tế bào chết cho da mặt phù hợp nhất cho mình. Bởi vì kem tẩy tế bào chết body và kem tẩy tế bào chết face không thể dùng chung với nhau đâu nên bạn phải tìm hiểu thật kĩ và lựa chọn sử dụng loại kem chuyên dụng cho da mặt mới đem lại hiệu quả thật sự. Vùng da mặt khá nhạy cảm và mỏng hơn da body rất nhiều, chính vì thế kem tẩy tế bào chết cho da mặt cũng nhẹ hơn tác động ở mức vừa phải giúp da tái tạo và ổn định hơn thôi.
•Sau khi chọn được sản phẩm phù hợp, phải tuân thủ nghiêm ngặt cách tẩy tế bào chết trên da mặt.
Bước 1: Làm sạch da mặt cơ bản
Ở bước này nên rửa mặt sạch với nước tẩy trang và sữa rửa mặt để da sạch và thông thoáng. Sau đó để khô tự nhiên cho da săn lại và mềm hơn.
Bước 2: Tẩy tế bào chết
Bạn thoa trực tiếp kem tẩy tế bào chết lên vùng da mặt massage nhẹ để đẩy lớp tế bào chết lên rồi dùng bông tẩy trang lau sạch, tiếp tục rửa lại với nước. Sau khi tẩy sạch tế bào chết thì dùng nước hoa hồng thấm đều trên da và vỗ nhẹ để cân bằng độ ẩm và se khít lỗ chân lông nhé.
Bước 3: Dưỡng da
Cuối cùng nàng đùng quên là phải dưỡng da nhé. Chúng ta sẽ đắp mặt nạ, sau đó dùng serum và kem dưỡng ẩm để nuôi dưỡng da tối ưu.
•Cách đắp mặt nạ sau khi tẩy tế bào chết:
Chọn loại mặt nạ phù hợp. Bạn nên chọn loại mặt nạ giấy ướt là tốt nhất, vừa tiện dụng vừa tiết kiệm, lại vừa dễ dùng. Hơn nữa mặt nạ giấy có tác dụng chủ yếu là cấp ẩm nên sẽ không gây kích ứng cho da. Tuyệt đối không dùng mặt nạ tự pha chế để tránh gây dị ứng và bị sốc dưỡng chất nhé các bạn. Hãy ưu tiên các loại mặt nạ có thành phần tự nhiên, độ ẩm cao và làm lành da.
Bạn cứ đắp mặt nạ như bình thường, massage nhẹ để dưỡng chất thẩm thấu vào da. Khoảng 10 phút sau thì gỡ mặt nạ, lau lại bằng nước hoa hồng để se khít lỗ chân lông, tiếp tục dùng serum tái tạo da, dưỡng da và cuối cùng là dùng kem dưỡng ẩm để cấp ẩm tuyệt đối cho da.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI TẨY TẾ BÀO CHẾT CHO DA MẶT.

Một số lưu ý khi tẩy tế bào chết cho da mặt.

– Phải dùng kem chống nắng nếu ra ngoài sau khi tẩy tế bào chết da mặt
– Luôn luôn dưỡng ẩm sau khi tẩy tế bào chết
– Tẩy tế bào chết không chà xát mạnh
– Tẩy tế bào chết phải phù hợp với lứa tuổi
– Không nên bỏ qua tẩy tế bào chết với da mụn vì điều này là rất cần thiết. Nên chọn sản phẩm tẩy tế bào chết cho da mụn chuyên dụng nhất nhé.

Đó là tất cả các bí kíp làm đẹp siêu hot dành cho các nàng còn đang “lơ mơ” về tẩy tế bào chết cho da mặt và cách chăm sóc da sau khi tẩy tế bào chết đúng nhất. Hi vọng rằng những chia sẻ của mình có thể giúp ích cho các nàng trong việc chăm sóc da một cách tốt hơn. Chúc các nàng làm đẹp vui vẻ và thành công.

Exit mobile version