Cách trị bỏng nước sôi hiệu quả tại nhà không để lại sẹo
Chỉ một chút bất cẩn nhỏ là bạn có thể gặp những tai nạn không đáng có ở nhà mình rồi. Thế nhưng hầu hết mọi người đều không biết cách sơ cứu hoặc chữa trị những vết thương đó để chúng mau lành và không để lại sẹo. Ví dụ như bỏng nước sối chẳng hạn. Thống kê cho thấy bỏng nước sôi và bỏng lửa là nguyên nhân phổ biến nhất của những ca bỏng hiện nay. Việc sơ cứu khi bị bỏng sai cách có thể khiến vết thương ăn sâu thêm, bị bội nhiễm và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là để lại sẹo trên da. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn sơ cứu đúng cách đồng thời áp dụng các phương pháp chữa trị hiệu quả nhất tại nhà tránh để lại sẹo.
Trị bỏng nước sôi tại nhà hiệu quả nhất
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng nước sôi
Trước tiên, bạn cần nắm vững những bước sơ cứu cơ bản đã nhé.
1 – Xả nước lạnh.
Xả nước lạnh trực tiếp lên vết bỏng để giảm nhiệt
Nếu bị bỏng do nước sôi trực tiếp ở vùng da rộng thì phải nhanh chóng xả nước lạnh lên vùng da bỏng ngay lập tức trực tiếp dưới vòi. Nước lạnh vừa làm mát vết bỏng nhanh đồng thời vệ sinh vết thương tránh nhiễm khuẩn. Bạn nên xả nước mát ít nhất trong 15 phút liên tục để da không bị phồng dộp, tránh đau rát, sưng tấy, vết bỏng cũng sẽ không bị ăn sâu tiếp nữa. Lưu ý là ở bước đầu khi nhiệt độ vết bỏng còn quá cao bạn chỉ nên dùng nước mát chứ không nên chườm bằng đá hoặc nước đá có thể khiến vết thương bị sốc nhiệt mà trở nên tệ hơn đó.
2 – Làm lạnh vết bỏng
Chườm đá lạnh để vết thương được mát hơn, giảm đau sau khi xả nước
Sau khi xả nước, vết thương ổn định thì tiến hành làm mát. Có thể dùng nước đá hoặc chườm đá lạnh trực tiếp ở bước này. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý là không chườm đá quá lâu tránh bị mất cảm giác. Hãy dùng thêm một miếng bông gạt sạch, lau nhẹ vùng bỏng để tránh bị nhiễm trùng, tuyệt đối không để bụi bẩn dính lên.
3 – Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng.
Nếu trên vùng bỏng có vật cứng hãy nhẹ nhàng gỡ chúng xuống và lau nhẹ bằng nước muối nhé. Tuyệt đối đừng để những vật cứng này trên da cũng không được gỡ quá mạnh sẽ tạo ra vết thương hở rất dễ nhiễm trùng da.
4 – Không sử dụng kem đánh răng để trị bỏng?
Tuyệt đối không dùng kem đánh răng cho vết bỏng
Nhiều người có thói quen bôi kem đánh răng trực tiếp lên vết bỏng nhưng lại không hiểu được tác hại của nó. Thực chất, kem đánh răng có rất nhiều canxi chỉ làm cho da bị căng hơn và đau thôi chứ không thể chữa được bỏng. Thậm chí nếu bạn bị dị ứng rất dễ bị nhiễm trùng nữa đó. Kem đánh răng cũng không có tác dụng làm mát vết bỏng đâu nên các bạn đừng lầm tưởng điều đó.
5 – Xác định tình huống cần được chăm sóc y tế
Xác định cấp độ bỏng để tìm cách điều trị tốt nhất
Xác định tình hình vết bỏng, các mức độ bị bỏng, có mức độ từ nhẹ đến nặng, khi nào nên đưa đi cấp cứu.Sau khi sơ cứu, bạn nhận thấy vết bỏng nhẹ thì có thể nghỉ ngơi tại nhà chỉ cần bôi thuốc bỏng theo đơn của bác sĩ là được. Còn nếu vết bỏng nặng hơn thì cần phải nhờ đến sự chăm sóc y tế. Hãy đến bệnh viện thăm khám và dùng thuốc để vết thương nhanh lành nhất nhé. Đánh giá mức độ bỏng của bạn theo gợi ý sau đây.
Các mức độ bỏng cần lưu ý:
● Bỏng độ 1: Đây là mức độ nhẹ nhất, biểu hiện trên da chỉ là da ửng đỏ và sưng và hiếm khi để lại sẹo. Bỏng độ 1 rất nhanh lành vết thương trong vòng 1 tuần sau khi lớp tế bào trên cùng chết đi và bong ra. Bỏng độ 1 chỉ cần chăm sóc tại nhà không cần đi bệnh viện hay chăm sóc y tế quá đặc biệt.
● Bỏng độ 2: Vết bỏng độ 2 gây đau và có hại hơn cấp 1 và cần được đến bệnh viện để nhận tư vấn của bác sĩ và điều trị tốt nhất. Dạng bỏng này sẽ cần nhiều thời gian hơn để chữa lành, có thể mất từ 2-3 tuần trở lên. Bỏng độ 2 sẽ để lại sẹo và vẩy mềm đến khi thay da mới hoàn toàn. Đặc trưng của bỏng độ 2 là những mụn nước phồng rộp có thể chảy ra nếu bạn bóp vào, da trở nên sạm màu hơn sau khi lành.
● Bỏng độ 3: Đây là mức độ nặng nhất hay gọi là bỏng nghiêm trọng và cần rất nhiều thời gian để phục hồi. Và tất nhiên, bỏng độ 3 cần có quá trình chăm sóc y tế đặc biệt để điều trị bỏng nghiêm trọng nên khi thấy dấu hiệu của bỏng độ 3 phải đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để được điều trị tốt nhất. Dấu hiệu của bỏng độ 3 là tê liệt cảm giác, da thường bị cháy hoàn toàn kể cả dưới lớp hạ bì, da bỏng có thể chuyển màu trắng sáp hoặc màu sậm, hình thành mụn nước.
6 bước trị bỏng không để lại sẹo
1. Làm nguội bớt vết thương
Xả nước mát để làm lạnh nhanh vết thương
Bạn làm nguội vết thương bằng cách rửa dưới vòi nước lạnh liên tục khoảng 15-25 phút hoặc cho đến khi cảm thấy vết bỏng hết đau. Việc rửa vết thương dưới vòi nước giúp làm dịu nhanh vết bỏng, tránh vết bỏng tiếp tục lan rộng đặc biệt là giảm cảm giác đau rát cho bệnh nhân.
Nếu quần áo bị dính ướt hãy cởi bỏ áo trước khi xả nước. Trong trường hợp áo bị dính vào vết bỏng đừng có gỡ chúng ra mà hãy rửa vết thương thông qua lớp vải rồi đến bác sĩ để được hướng dẫn.
2. Giữ sạch cho vết bỏng nước
Giữ vệ sinh vùng da bỏng trong 24h
Bạn tuyệt đối không được dùng bất kì một “chất kích thích” nào để bôi lên da bỏng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Hạn chế tiếp xúc bụi bẩn, các hóa chất không liên quan vào vùng da bỏng để tránh bị nhiễm trùng. Có vài người thực sự nghĩ rằng bơ, kem đánh răng, giấm, nước mắm… có thể làm dịu vết bỏng. Điều đó hoàn toàn không đúng chút nào. Hãy giữ sạch vết thương trong 24 giờ tránh đau đớn.
3. Rửa vết bỏng nước với xà phòng hoặc nước muối sinh lý.
Vệ sinh vết thương thường xuyên
Sau 24 giờ hãy tiến hành làm sạch vết bỏng kỹ lưỡng hơn bằng cách rửa với xà phòng cùng với nước lạnh hoặc một dung dịch nước muối sinh lý. Tiến hành đều đặn mỗi ngày 1 lần và phải lâu khô vết bỏng sau khi rửa rồi bôi thuốc và băng kín lại nhé!
4. Dùng lá nha đam
Nha đam làm dịu vết bỏng nhanh chóng
Nha đam không chỉ là thần dược làm đẹp có tác dụng làm dịu nhanh, cung cấp vitamin C đặc biệt là sát khuẩn da rất tốt, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng. Chính vì thế dùng nha đam cho da bỏng giảm sưng tấy là giải pháp cực hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng mật ong, khoai tây,… để trị bỏng, trị sưng cho vết bỏng ở tình trạng nhẹ. Bạn có thể dùng thuốc trị bỏng nha đam hoặc bôi trực tiếp nha đam tươi lên vết bỏng.
5. Bôi thuốc kháng sinh
Bôi thuốc kháng sinh diệt khuẩn da
Với vết bỏng nhẹ như cấp 1 bạn có thể bỏ qua bước kháng sinh cũng được. Với vết bỏng từ cấp 2 trở lên để tránh nhiễm trùng, vết bỏng bị ăn sâu thì nhất định phải dùng kháng sinh sau khi thực hiện sơ cứu.
6. Xử lý vết phồng
Xử lý hoàn toàn vết phồng trên vết bỏng
Dù là ở cấp độ nào thì vết phồng cũng sẽ xuất hiện nhưng tuyệt đối không chọc vỡ bọc nước. Chúng sẽ tự mất đi khi vết bỏng liền hoàn toàn. Ăn một số thực phẩm, nước trái cây có chứa vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể để điều trị vết bỏng nhanh hơn.
Cách chăm sóc người bị bỏng đúng cách :
1. Ngăn ngừa nhiễm trùng:
Đây là điều vô cùng quan trọng để vết bỏng mau lành hơn. Rửa vết bỏng bằng nước vô khuẩn: nước cất, NaCl 0,9%. Băng diện bỏng với vài lớp gạc tẩm nhiều thuốc: dầu cá, dầu gấc, thuốc mỡ, oxyt kẽm, cao lá sim, nghệ.
2. Điều trị cơn đau:
Nếu cơn đau kéo dài thì bạn có thể dùng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng nhưng đừng quá lạm dụng. Ngoài ra, có thể thoa một chút nha đam lên vùng da xung quanh vết bỏng sẽ làm dịu, đỡ đau hơn nhiều đó.
3. Xài kem trị sẹo khi nào? (gợi ý kem trị sẹo bỏng Contractubex)
Kem trị sẹo yêu thích nhất của mình
Sau khi vết thương lành lại cách để nhanh liền sẹo là phải sử dụng kem trị sẹo thường xuyên. Mình gợi ý siêu phẩm Contractubex Gel là thuốc trị sẹo có xuất xứ ở Đức và là 1 trong những sản phẩm được yêu thích trên toàn thế giới. Em ấy cũng là sản phẩm được nhiều bác sĩ gia liễu khuyên dùng. Kem trị sẹo Contractubex Gel với thành phần gồm 3 hoạt chất bổ sung làm lành sẹo: Allantoin: làm lành và mềm vết thương; Herapin: kháng viêm chống sưng và tái tạo bề mặt da; Cepae Extract: kháng khuẩn và hạn chế việc sẹo hình thành. Điểm mà mình ưng ý nhất là em ấy giúp làm giảm cảm giác ngứa khi ăn da non lúc vết bỏng hình thành điều mà ít dòng kem trị sẹo làm được.
Kết luận:
Tai nạn do bỏng nước sôi thực sự rất nguy hiểm. Vì thế bạn cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để sơ cứu và điều trị vết bỏng tại nhà nếu cần. Ngoài ra, chú ý chọn kem trị sẹo thật tốt để giảm tình trạng “xấu xí” cho da nếu chẳng may bị bỏng nhé!