Phòng tránh đột qụy như thế nào? Đột quỵ nên ăn uống gì, kiêng ăn gì?

Trong những năm gần đây, số ca tử vong vì đột quỵ tăng cao. Nguy cơ đột quỵ xảy đến với nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Vậy bệnh đột quỵ như thế nào, cách phòng tránh bệnh đột quỵ. Và chế độ ăn lành mạnh nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc đột quỵ. Cũng như cải thiện sức khỏe cho người đang điều trị đột quỵ. Cùng tìm hiểu nhé.

Bệnh đột quỵ và cách phòng tránh như thế nào?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa hiện nay. Người cao tuổi bị đột quỵ sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Chính vì vậy cần hạn chế triệt để các nguy cơ bệnh bằng cách: 

  • Sống tích cực, vui vẻ.
  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao 
  • Bỏ hút thuốc và rượu bia, chất kích thích 
  • Loại bỏ các thói quen xấu: Dùng điện thoại, máy tính quá nhiều; thức khuya;… 
  • Đặc biệt, một chế độ ăn uống khoa học sẽ cải thiện sức đề kháng, ngăn ngừa các dấu hiệu đột quỵ từ sớm: Giảm ăn thịt đỏ (heo, bò) hoặc thức ăn có nhiều dầu mỡ, chế độ ăn nhiều rau xanh, thịt gà và cá. 

Ăn uống như thế nào phòng bệnh đột quỵ?

Người đột quỵ nên ăn uống gì, kiêng gì? Đây là câu hỏi thường gặp nhất ở các bệnh nhân và người nhà khi gia đình không may rơi vào tình trạng này. Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ phòng và điều trị đột quỵ. Chính vì vậy, không chỉ người đã mắc bệnh mà cả người khỏe mạnh. Cũng cần cải thiện chế độ ăn lành mạnh hơn để hạn chế các dấu hiệu bệnh. Tuy không thể ngăn ngừa hoàn toàn nhưng thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng khoa học cũng hỗ trợ bạn giảm bớt nguy cơ rủi ro.

Phòng ngừa đột quỵ nên ăn uống gì?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thực đơn dành cho người sau đột quỵ cần đảm bảo: 

  • Bữa ăn đủ dinh dưỡng của 5 nhóm chất cơ bản và cân bằng giữa Protein, chất béo và carbohydrate. 
  • Cần ưu tiên thực phẩm rau, củ, khoai, cơm, mì, bún, miến… duy trì 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày. 
  • Chế biến những món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa. 
  • Lưu ý người sau đột quỵ nên giảm lượng muối, đường trong chế độ ăn mỗi ngày. 
  • Người sau đột quỵ nên ăn uống từ 3-4 bữa/ngày, tránh ăn quá no. Kiểm soát khẩu phần ăn của mỗi bừa ăn

Thức ăn tốt cho bệnh nhân đột quỵ:

Các loại cá: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá trích… rất giàu axit béo omega-3 tốt cho tim mạch, hạn chế hình thành mảng bám trong lòng mạch. Hơn nữa, cá còn là nguồn thực phẩm giàu chất đạm giúp người bị đột quỵ, tai biến sớm hồi phục.

Rau xanh: Nên chọn các loại rau xanh đậm màu như rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh,… rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Trong những loại ra này có chứa Nitrat – hỗ trợ giãn các mạch máu, giảm huyết áp, giảm xơ vữa động mạch và tăng cường chức năng của các tế bào lót ở mặt trong mạch máu.

Trái cây: Bơ, táo, việt quất, họ nhà cam và quả kiwi rất tốt cho tim mạch. Nhất là trong quả bơ có chứa axit oleic giúp chất xám xử lý thông tin một cách tốt ưu nên bổ sung hàng ngày. Ăn 1 bữa ăn “cầu vồng”. Bạn phải lựa chọn nhiều loại thức ăn đầy màu sắc “cầu vồng” ở mỗi bữa ăn, bằng cách chọn một loạt các loại trái cây, rau và các loại đậu – màu đỏ đậm, cam, vàng rực rỡ, xanh đậm, xanh và tím bạn sẽ được bảo đảm để có một loạt chất dinh dưỡng cần thiết.

Thực phẩm giàu chất xơ: Các nguồn thực phẩm tốt chứa chất xơ là các loại trái cây tươi, các loại rau, đặc biệt là các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt như: Đậu lăng, đậu bầu dục, đậu Hà lan, đậu xanh, đậu đen… Các loại đậu có chứa nhiều protein, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác nhau, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, giúp người bị tai biến nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Chú ý lượng cholesterol xấu mà bạn đang nạp vào cơ thể qua thực phẩm hàng ngày. Hãy đếm và hạn chế chúng qua lượng chất béo tiêu thụ mỗi ngày. Chọn chất béo lành mạnh là chất béo không bão hòa đơn, như dầu ô liu hoặc dầu hạt cải. 

Kiểm soát dinh dưỡng bằng cách tự nấu ăn để điều chỉnh khẩu phần phù hợp và sử dụng kèm thực phẩm chức năng bổ sung như An cung ngưu hoàn hoàng Hàn Quốc

Những loại nước uống tốt cho người bị đột quỵ:

Không nên chọn các loại nước uống có gas. Nước ngọt đóng chai cho người đang điều trị phục hồi sau tai biến. Thay vào đó là nước ép trái cây tự nhiên, ít đường và trà xanh. Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ là huyết áp cao. Tăng huyết áp gặp ở hơn 50% bệnh nhân nhồi máu não và 70-88% bệnh nhân xuất huyết não. Bệnh tim, tiểu đường và tăng lipid máu cũng là những yếu tố nguy cơ.  Một nghiên cứu cho thấy uống trà xanh thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ xuống 40%.

Nhóm của Giáo sư Yuri Kim thuộc Đại học Ewha Womans đã phân tích mối tương quan giữa việc tiêu thụ trà xanh và phòng ngừa đột quỵ ở 59.294 nam giới trên 40 tuổi tham gia vào nghiên cứu thuần tập dựa trên thành thị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (2004-2013). Những người đàn ông uống ba tách trà xanh trở lên mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 38% so với những người đàn ông không bao giờ uống trà xanh. Những người đàn ông uống nhiều hơn 1 cốc và ít hơn 3 cốc trà xanh mỗi ngày thấp hơn 25% và những người đàn ông uống ít hơn 1 cốc mỗi ngày thấp hơn 18%.

Người đột quỵ không nên ăn:

  • Hạn chế ăn muối
  • Tuyệt đối tránh rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích
  • Tránh xa các thực phẩm chứa nhiều chất béo
  • Hạn chế ăn thịt đỏ
  • Hạn chế thực phẩm có nhiều đường

Bởi vì, các loại thực phẩm này khi hấp thụ vào cơ thể sẽ khiến cho lượng cholesterol – nguyên nhân gây xơ vữa động mạch hàng đầu tăng lên, rất nguy hiểm cho bệnh nhân đã từng bị đột quỵ, tai biến.

Không có bình luận

Để lại bình luận

Rivi Việt Nam
Logo